BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 30/2009/TT-BGDĐT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2009
|
THÔNG TƯ
Ban hành Quy định Chuẩn
nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ
Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của
Nhà nước;
Căn cứ
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”;
Theo đề
nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học cơ sở, trung học phổ thông:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Thông tư này Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo
viên trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009.
Điều 3. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở
giáo dục, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, các
tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ Tư pháp (Cục KTr VBQPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Công báo;
- Kiểm toán nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ;
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT, Cục NGCBQLCSGD; Vụ PC.
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
–––––––––––––––––––––––––
|
QUY ĐỊNH
Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (sau đây gọi chung là giáo
viên trung học) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; đánh giá,
xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp (sau đây gọi tắt
là Chuẩn).
2. Quy định này áp dụng đối với giáo
viên trung học giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học
1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức
và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung
học.
3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên trung học.
4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách
đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
Điều 3. Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau :
1. Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học là
hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Tiêu
chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của
chuẩn.
3. Tiêu
chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu
chuẩn.
4. Minh
chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân
chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được
của tiêu chí.
Chuẩn gồm
6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.
Chương II
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC
Điều 4.
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Tiêu
chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia
các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
2. Tiêu
chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy
chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm;
giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là
tấm gương tốt cho học sinh.
3. Tiêu
chí 3. Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc
phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
4. Tiêu
chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể
tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
5. Tiêu
chí 5. Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường
giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi
trường giáo dục
1. Tiêu
chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc
điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
2. Tiêu
chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà
trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng
các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1. Tiêu
chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục
thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn
học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt
động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
2. Tiêu
chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống,
vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực
tiễn.
3. Tiêu
chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về
thái độ được quy định trong chương trình môn học.
4. Tiêu
chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học
sinh.
5. Tiêu
chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
6. Tiêu
chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận
lợi, an toàn và lành mạnh.
7. Tiêu
chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
8. Tiêu
chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác,
toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá
của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và
học.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4:
Năng lực giáo dục
1. Tiêu
chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh,
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác
với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2. Tiêu
chí 17. Giáo dục qua môn học
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc
giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động
chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Tiêu
chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo
dục theo kế hoạch đã xây dựng.
4. Tiêu
chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động
công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.
5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi
trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
6. Tiêu
chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách
quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5:
Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
1. Tiêu
chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn
luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng
đồng phát triển nhà trường.
2. Tiêu
chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Điều 9. Tiêu chuẩn 6:
Năng lực phát triển nghề nghiệp
1. Tiêu
chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên
môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
2. Tiêu
chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động
nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
1. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính
trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh
đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ
thể của nhà trường, địa phương.
2. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt
được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn
được quy định tại Chương II của văn bản này.
Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo
viên
1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua
xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số
nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì
không cho điểm.
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.
2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được
theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải
có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít
nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng
không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số
điểm dưới 25 hoặc từ
25 điểm trở lên
nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự
theo các bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);
Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và
3);
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ
lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên
1. Đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện
hằng năm vào cuối năm học.
2. Đối với giáo viên trường công lập, ngoài việc
đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại
theo các quy định hiện hành.
Điều 14. Trách nhiệm của các nhà trường, địa phương và
bộ ngành liên quan
1. Các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên trung học
theo quy định của Thông tư này; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện về các
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
2. Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện Thông tư này đối với các trường trung học cơ sở, trường phổ
thông có hai cấp học tiểu học và trung học cơ sở; báo cáo các kết quả cho ủy
ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo.
3. Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện Thông tư này đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông
có nhiều cấp học, trong đó có cấp trung học phổ thông; báo cáo các kết quả cho
ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các trường
có cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
thực hiện Thông tư này và thông báo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên trung
học về Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
Phụ lục 1
(Kèm theo
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ
Trường : . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm
học : . . . . . . . . . .
Họ và tên giáo viên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
Môn học được phân công giảng dạy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(Các từ viết tắt trong bảng : TC – tiêu chuẩn; tc – tiêu chí)
C¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ
|
Điểm đạt được
|
Nguồn minh chứng
đã có
|
· TC1. PhÈm
chÊt chÝnh trÞ, ®¹o ®øc, lèi sèng cña ngêi GV
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
MC khác
|
+ tc1.1. PhÈm chÊt chÝnh trÞ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc1.2. §¹o ®øc nghÒ nghiÖp
|
|
|
|
|
+ tc1.3. øng xö víi HS
|
|
|
|
|
+ tc1.4. øng xö víi ®ång nghiÖp
|
|
|
|
|
+ tc1.5. Lèi sèng, t¸c phong
|
|
|
|
|
· TC2. N¨ng
lùc t×m hiÓu ®èi tîng vµ m«i trêng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc2.1. T×m hiÓu ®èi tîng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
+ tc2.2. T×m hiÓu m«i trêng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
· TC3. N¨ng
lùc dạy học
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc3.1. X©y dùng kÕ ho¹ch d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.2. B¶o ®¶m kiÕn thøc m«n học
|
|
|
|
|
+ tc3.3. B¶o ®¶m ch¬ng tr×nh m«n học
|
|
|
|
|
+ tc3.4. VËn dông c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.5. Sö dông c¸c ph¬ng tiÖn d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.6. X©y dùng m«i trêng häc tËp
|
|
|
|
|
+ tc3.7. Qu¶n lý hå s¬ d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.8. Kiểm tra, đ¸nh gi¸
kÕt qu¶ häc tËp của học sinh
|
|
|
|
|
· TC4.
N¨ng lùc gi¸o dôc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc4.1. X©y dùng kÕ ho¹ch c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
+ tc4.2. Gi¸o dôc qua m«n häc
|
|
|
|
|
+ tc4.3. Gi¸o dôc qua c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
+ tc4.4. Gi¸o dôc qua c¸c ho¹t ®éng trong céng ®ång
|
|
|
|
|
+ tc4.5. VËn dông c¸c nguyªn t¾c, ph¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc GD
|
|
|
|
|
+ tc4.6.
§¸nh gi¸ kÕt qu¶ rÌn luyÖn ®¹o ®øc của học sinh
|
|
|
|
|
· TC5. N¨ng
lùc ho¹t ®éng chÝnh trÞ x· héi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc5.1. Phèi hîp với gia ®×nh häc sinh vµ céng ®ång
|
|
|
|
|
+
tc5.2. Tham gia c¸c ho¹t ®éng chÝnh trÞ x· héi
|
|
|
|
|
· TC6. N¨ng lùc ph¸t triÓn nghÒ nghiÖp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+
tc6.1. Tù ®¸nh gi¸, tù häc vµ tù rÌn luyÖn
|
|
|
|
|
+ tc6.2. Ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nảy sinh trong thực tiễn GD
|
|
|
|
|
- Sè tiªu chÝ ®¹t møc t¬ng øng
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng sè ®iÓm cña mỗi møc
|
|
|
|
|
|
|
- Tæng sè ®iÓm :
- GV tù xÕp lo¹i
:
ĐÁNH
GIÁ CHUNG (Giáo viên tự đánh giá) :
1.
Những điểm mạnh :
- . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . .
- . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.
Những điểm yếu :
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . .
3.
Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
Ngày. .
. . . tháng. . . .năm
(Chữ ký
của giáo viên)
Phụ lục 2
(Kèm theo
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Trường : . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm
học : . . . . . . . . . . .
Tổ chuyên môn : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên giáo viên được đánh giá : . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. .
Môn học được phân công giảng dạy: . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
(Các từ viết tắt trong bảng : TC – tiêu chuẩn; tc – tiêu chí)
C¸c tiªu chuÈn vµ tiªu chÝ
|
Điểm đạt được
|
Nguồn minh chứng
đã có
|
· TC1. PhÈm
chÊt chÝnh trÞ, ®¹o ®øc, lèi sèng cña ngêi GV
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
MC khác
|
+ tc1.1. PhÈm chÊt chÝnh trÞ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc1.2. §¹o ®øc nghÒ nghiÖp
|
|
|
|
|
+ tc1.3. øng xö víi HS
|
|
|
|
|
+ tc1.4. øng xö víi ®ång nghiÖp
|
|
|
|
|
+ tc1.5. Lèi sèng, t¸c phong
|
|
|
|
|
· TC2. N¨ng
lùc t×m hiÓu ®èi tîng vµ m«i trêng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc2.1. T×m hiÓu ®èi tîng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
+ tc2.2. T×m hiÓu m«i trêng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
· TC3. N¨ng
lùc dạy học
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc3.1. X©y dùng kÕ ho¹ch d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.2. B¶o ®¶m kiÕn thøc m«n học
|
|
|
|
|
+ tc3.3. B¶o ®¶m ch¬ng tr×nh m«n học
|
|
|
|
|
+ tc3.4. VËn dông c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.5. Sö dông c¸c ph¬ng tiÖn d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.6. X©y dùng m«i trêng häc tËp
|
|
|
|
|
+ tc3.7. Qu¶n lý hå s¬ d¹y häc
|
|
|
|
|
+ tc3.8. Kiểm tra, đ¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp của học sinh
|
|
|
|
|
|
· TC4.
N¨ng lùc gi¸o dôc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc4.1. X©y dùng kÕ ho¹ch c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
+ tc4.2. Gi¸o dôc qua m«n häc
|
|
|
|
|
+ tc4.3. Gi¸o dôc qua c¸c ho¹t ®éng gi¸o dôc
|
|
|
|
|
+ tc4.4. Gi¸o dôc qua c¸c ho¹t ®éng trong céng ®ång
|
|
|
|
|
+ tc4.5. VËn dông c¸c nguyªn t¾c, ph¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc GD
|
|
|
|
|
+ tc4.6.
§¸nh gi¸ kÕt qu¶ rÌn luyÖn ®¹o ®øc của học sinh
|
|
|
|
|
· TC5. N¨ng
lùc ho¹t ®éng chÝnh trÞ x· héi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ tc5.1. Phèi hîp với gia ®×nh häc sinh vµ céng ®ång
|
|
|
|
|
+
tc5.2. Tham gia c¸c ho¹t ®éng chÝnh trÞ x· héi
|
|
|
|
|
· TC6. N¨ng lùc ph¸t triÓn nghÒ nghiÖp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+
tc6.1. Tù ®¸nh gi¸, tù häc vµ tù rÌn luyÖn
|
|
|
|
|
+ tc6.2. Ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nảy sinh trong thực tiễn GD
|
|
|
|
|
- Sè tiªu chÝ ®¹t møc t¬ng øng
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng sè ®iÓm cña mỗi møc
|
|
|
|
|
|
|
- Tæng sè ®iÓm :
- XÕp lo¹i :
ĐÁNH
GIÁ CHUNG (Tổ chuyên môn đánh giá) :
1.
Những điểm mạnh :
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
2.
Những điểm yếu :
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. .
- . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
3.
Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
Ngày. .
. . . tháng. . . .năm
Tổ trưởng chuyên môn
(Ký và
ghi họ, tên)
Phụ lục 3
(Kèm theo
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009
của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
PhiÕu TæNG HîP xÕp lo¹i gi¸o viªn cña Tæ chuyªn m«n
Trêng
: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. N¨m häc: . . . . . . . . . . . .
.
Tæ
chuyªn m«n : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
STT
|
Hä vµ tªn gi¸o viªn
|
GV tù ®¸nh gi¸
|
§¸nh gi¸ cña Tæ
|
Ghi chó
|
Tæng sè ®iÓm
|
XÕp lo¹i
|
Tæng sè ®iÓm
|
XÕp lo¹i
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngµy . . . . . th¸ng . . . . . n¨m .
. . .
Tæ trëng chuyªn m«n
(Ký
vµ ghi hä tªn)
Phụ lục 4
(Kèm theo
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009
của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Sở/Phòng
GD-ĐT.................................
PhiÕu xÕp lo¹i gi¸o viªn cña hiÖu trëng
Trêng : . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . Năm
học...........................
STT
|
Hä vµ tªn gi¸o viªn
|
GV tù ®¸nh gi¸
|
XÕp lo¹i cña tæ chuyªn m«n
|
XÕp lo¹i chÝnh thøc cña HiÖu
trëng
|
Ghi chó
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tæng céng mçi lo¹i :
- XuÊt s¾c :
- Kh¸ :
- Trung b×nh :
- KÐm :
Ngµy . . . . . th¸ng . . . . .n¨m . . . .
HiÖu
trëng
(Ký tªn vµ ®ãng dÊu)
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:
660/BGDĐT-NGCBQLGD
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

|
V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại
GV trung học theo Thông tư số
30/2009/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2010
|
|
|
|
Kính gửi : Các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo
Ngày 22/10/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (sau đây gọi
chung là giáo viên trung học). Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một
số nội dung việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học (sau đây gọi tắt là Chuẩn) như sau:
I.
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
1. Các bước đánh giá, xếp loại
Bước
1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại
Đối
chiếu với Chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí
vào Phiếu giáo viên tự đánh giá (Phụ
lục 1, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học
phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn,
giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại
Chương II Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT), ghi nguồn minh chứng
(ghi dấu ´ vào cột tương ứng với số thứ tự nguồn minh chứng
trong văn bản Chuẩn). Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt đạt được theo từng
tiêu chí, giáo viên tự xếp loại đạt được (theo 4 loại: loại kém, loại trung
bình, loại khá, loại xuất sắc). Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm
mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy và khắc phục.
Bước
2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại
Căn cứ
vào kết quả tự đánh giá của giáo viên và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp
(Phiếu giáo viên tự đánh giá), tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác, dưới
sự điều khiển của tổ trưởng, có sự tham gia của giáo viên được đánh giá, tiến
hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt được ở từng tiêu chí của
giáo viên, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng
thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp
ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng
cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung trên được ghi vào Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn (Phụ lục 2, Quy định
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban
hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT). Điểm của từng tiêu chí và nhận xét,
đánh giá được ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của giáo viên dược đánh
giá), nếu tỷ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trưởng.
Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của
tổ chuyên môn (Phụ lục 3, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ
sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT).
Bước
3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại
Hiệu
trưởng xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh
giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá giáo
viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ
chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong
trường. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên
với đánh giá của tổ chuyên môn, hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, trao
đổi với tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trường, hoặc các
tổ chức, tập thể trong trường và giáo viên trước khi đưa ra quyết định của
mình.
Đối
với các trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, hiệu trưởng cần tham khảo ý
kiến của các phó hiệu trưởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ
trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh giá, xếp
loại giáo viên được ghi vào Phiếu xếp
loại giáo viên của hiệu trưởng (Phụ lục 4, Quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông
tư số 30/2009/TT-BGDĐT).
Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá,
xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn
bản.
Trong
quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình,
nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trưởng.
2. Minh chứng
và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên trung học
Khi đánh giá giáo viên theo Chuẩn, điều cần thiết
và hết sức quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng là những
tài liệu, tư liệu, hiện vật (ví dụ: bài soạn của giáo viên, sổ chủ nhiệm lớp,
các chứng chỉ, chứng nhận, v.v...) được giáo viên tích lũy trong quá trình làm
việc và xuất trình khi cần chứng minh. Nguồn minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được
dùng chung cho việc đánh giá các tiêu chí của tiêu chuẩn đó. Ngoài các nguồn
minh chứng nêu trong mỗi tiêu chuẩn, giáo viên có thể nêu các minh chứng khác
phục vụ cho đánh giá.
Người đánh giá cần xem xét minh chứng để kiểm tra,
xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của giáo viên.
Để có nguồn minh chứng xác thực cần phải dựa vào
hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường (quy định trong Điều lệ trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT), trong đó có hồ sơ thi đua của nhà
trường, hồ sơ kiểm tra đánh giá giáo viên và nhân viên, bài soạn, sổ kế hoạch
giảng dạy, sổ dự giờ thăm lớp, sổ chủ nhiệm; hồ sơ cá nhân giáo viên; các loại
văn bằng chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên; kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh về môn học (hoặc lớp) do giáo viên phụ trách; biên bản của
các lớp học sinh, của hội cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội có
giáo viên tham gia; thông tin phản hồi từ học sinh, phụ huynh học sinh, các
đồng nghiệp, cộng đồng nơi giáo viên cư trú; v.v...
Nguồn
minh chứng của các tiêu chuẩn có thể tham khảo trong Phụ lục 2 của công văn
này.
3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong
quá trình đánh giá, xếp loại, giáo viên có quyền khiếu nại về việc xếp loại của
tổ chuyên môn, của hiệu trưởng.
Khi có
khiếu nại, hiệu trưởng cần kiểm tra lại các minh chứng, tham khảo thêm ý kiến
của các phó hiệu trưởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng
chuyên môn, các tổ chức khác để kết luận (bằng văn bản) về đánh giá, xếp loại
được chính xác. Văn bản kết luận được gửi đến cho người khiếu nại.
II. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Hằng năm vào cuối năm học, hiệu trưởng tổ chức
cho giáo viên trung học trong nhà trường tự đánh giá (thực hiện theo bước 1 công
văn này). Phiếu giáo viên tự đánh giá được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên
trung học và là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch công tác trong năm học
sau.
2. Hằng năm, trước kỳ xét nâng lương, nâng ngạch,
sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức đánh
giá, xếp loại giáo viên sắp được xét nâng lương, nâng ngạch đủ 3 bước quy định
tại Điều 12 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT). Do yêu cầu của
công tác quản lý, các giáo viên trước khi được xét quy hoạch, bổ nhiệm, cử đi
đào tạo bồi dưỡng... phải được hiệu trưởng tổ chức đánh giá. Kết quả đánh giá,
xếp loại được làm tư liệu cho việc:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng giáo
viên;
- Làm cơ sở để hiệu trưởng phân công giảng dạy, bố
trí công tác theo năng lực của giáo viên và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét,
xử lý đối với những giáo viên chưa đạt Chuẩn;
- Các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch
phát triển đội ngũ, xem xét trong việc nâng lương, nâng ngạch, đề bạt, khen
thưởng...
Phiếu giáo viên tự đánh giá, Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và của hiệu trưởng
(Phụ lục 4 công văn này và thay thế Phụ lục 2, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư
30/2009/TT-BGDĐT) được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên trung học.
Hiệu trưởng ghi kết quả xếp loại giáo viên theo
Phụ lục 4, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT), đối với giáo
viên xếp loại chưa đạt Chuẩn - loại kém, trong cột ghi chú ghi rõ tiêu chuẩn có
tiêu chí không được cho điểm; gửi bảng tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên về
phòng giáo dục và đào tạo (đối với giáo viên trung học cơ sở) hoặc sở giáo dục
và đào tạo (đối với giáo viên trung học phổ thông).
3.
Phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên trung học cơ sở,
báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo trước ngày 30 tháng
6 hằng năm.
4. Sở giáo
dục và đào tạo tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên trung học theo Phụ lục 3 công
văn này và báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục
Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm.
5. Các
bộ, ngành quản lý các trường có cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông
tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên trung học của bộ, ngành theo Phụ lục 3 công
văn này (sau khi thay tiêu đề UBND cấp tỉnh..., Sở Giáo dục và Đào tạo bằng Bộ,
ngành...) và gửi báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục) trước ngày 30 tháng 7 hằng năm.
Trong
quá trình triển khai thực hiện nếu có điều gì chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần
phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục) để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ, ngành có kiên quan
(để chỉ đạo);
- Các Vụ: TCCB, GDTrH, Cục
NG&CBQLCSGD (để chỉ đạo);
- Lưu VT, Cục NG&CBQLCSGD.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
Phụ lục 1
CÁC MỨC ĐIỂM CỦA
TIÊU CHÍ
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
1 điểm. Chấp hành
đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị, xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
2 điểm. Tự giác
chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; tự giác tham gia các hoạt động
chính trị, xã hội; tự giác thực hiện
nghĩa vụ công dân.
3 điểm. Gương
mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; gương mẫu tham gia các
hoạt động chính trị, xã hội; gương mẫu
thực hiện nghĩa vụ công dân.
4 điểm. Gương mẫu
và vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; thực
hiện nghĩa vụ công dân.
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
1 điểm. Hoàn thành
các nhiệm vụ được giao; có ý thức học
hỏi đồng nghiệp; chấp hành các điều
lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; không
có hành vi tiêu cực.
2 điểm. Yên tâm với nghề, có ý thức cải tiến, đúc rút kinh nghiệm
trong hoạt động giáo dục; hoàn thành
đúng thời hạn và yêu cầu các nhiệm vụ được giao; tự giác chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; có ý thức đấu tranh với những hành vi
tiêu cực.
3 điểm. Tận tuỵ với nghề, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm
trong hoạt động giáo dục; gương mẫu
chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; tự giác tham gia đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
4 điểm. Say mê,
toàn tâm toàn ý với nghề, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng một
cách sáng tạo trong hoạt động giáo dục; gương
mẫu và vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các điều lệ, quy chế, quy
định của bộ, ngành; tích cực tham gia
và vận động mọi người tham gia đấu
tranh với những hiện tượng tiêu cực.
Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
1 điểm. Thân thiện với học sinh, quan tâm giúp
đỡ học sinh; không thành kiến, thiên
vị; không có hành vi xúc phạm nhân
phẩm, xâm phạm thân thể học sinh.
2 điểm. Chân thành,
cởi mở với học sinh, sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có khó khăn; không phân biệt đối xử với học sinh; tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.
3 điểm. Chân thành, cởi mở với học sinh, chủ động tìm hiểu hoàn cảnh của học
sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức; đối xử công bằng với học sinh; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.
4 điểm. Luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh;
dân chủ trong quan hệ thầy trò; tích cực tham gia và vận động mọi người
tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học
sinh.
Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
1 điểm. Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của đồng
nghiệp.
2 điểm. Phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và
giáo dục học sinh, cùng với đồng nghiệp cải tiến công tác chuyên môn góp phần
xây dựng tập thể sư phạm tốt.
3 điểm. Sẵn sàng hợp tác, cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; lắng nghe và góp ý thẳng thắn với đồng
nghiệp để xây dựng tập thể sư phạm tốt.
4 điểm. Chủ động
hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục
học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh
nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng
nghiệp góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt.
Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
1 điểm. Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc
dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong đúng đắn.
2 điểm. Tự giác
thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi
trường giáo dục; có tác phong mẫu mực.
3 điểm. Gương mẫu thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và
môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
4 điểm. Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh,
phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm
việc khoa học.
Tiêu chí 6. Tìm
hiểu đối tượng giáo dục
1 điểm. Tìm hiểu
khả năng học tập và tình hình đạo đức
của học sinh trong lớp được phân công dạy qua việc tổ chức kiểm tra đầu năm học
và nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập
của học sinh những năm trước, kết quả tìm hiểu được sử dụng để xây dựng kế
hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục.
2 điểm. Tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, tình
hình đạo đức và hoàn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra kiến thức đầu
năm; nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập năm
trước, gặp gỡ phụ huynh học sinh, kết
quả tìm hiểu được sử dụng để xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
3 điểm. Cập nhật
được các thông tin về việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh qua kiểm
tra, nghiên cứu hồ sơ, phối hợp với đồng
nghiệp, cha mẹ học sinh giúp cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời hoạt động
dạy học và giáo dục.
4 điểm. Có nhiều
phương pháp sáng tạo và phối hợp với
đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, Đội, cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông
tin về học sinh phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và
giáo dục.
Tiêu chí 7. Tìm
hiểu môi trường giáo dục
1 điểm. Nắm được
điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn học của nhà trường, đánh giá được
mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục.
2 điểm. Biết thâm
nhập thực tế tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của
địa phương nơi trường đóng qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, đoàn thể và cha
mẹ học sinh.
3 điểm. Biết vận
dụng các phương pháp điều tra để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhà trường,
gia đình, cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn
luyện đạo đức của học sinh.
4 điểm. Thông tin
về môi trường giáo dục thường xuyên được
cập nhật và được sử dụng trực tiếp có hiệu quả vào quá trình dạy học và
giáo dục học sinh.
Tiêu chí 8. Xây
dựng kế hoạch dạy học
1 điểm. Biết lập
kế hoạch dạy học năm học, bài học (giáo án) theo yêu cầu quy định.
2 điểm. Kế hoạch dạy học năm học, bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học,
những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo
dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.
3 điểm. Kế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Kế
hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống
nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học
sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.
4 điểm. Kế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các hoạt
động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự phối hợp, hợp tác với đồng
nghiệp. Kế hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học
và giáo dục, có nhiều phương án thích
ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy
ra và cách xử lí.
Tiêu chí 9. Đảm
bảo kiến thức môn học
1 điểm. Nắm vững
nội dung môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống.
2 điểm. Nắm vững các
mạch kiến thức môn học xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lôgic,
hệ thống; nắm được mối liên hệ giữa
kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên
môn trong dạy học.
3 điểm. Nắm vững kiến thức môn học; có kiến thức chuyên sâu để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi.
4 điểm. Có kiến
thức sâu, rộng về môn học, có thể giúp
đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó.
Tiêu chí 10.
Đảm bảo chương trình môn học
1 điểm. Đảm bảo
dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng của chương trình môn học, có tính
đến yêu cầu phân hoá.
2 điểm. Đảm bảo dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng
của chương trình, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hoá.
3 điểm. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện đầy đủ kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tương đối tốt yêu cầu phân hoá.
4 điểm. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình môn học, thực hiện
một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tốt yêu cầu phân hoá.
Tiêu chí 11.
Vận dụng các phương pháp dạy học
1 điểm. Vận dụng được một số phương pháp dạy học
đặc thù của môn học theo hướng phát
huy tính tích cực nhận thức của học
sinh đã xác định trong kế hoạch bài học.
2 điểm. Tiến hành một cách hợp lý các phương
pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.
3 điểm. Biết phối
hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực, chủ động học
tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng tự
học cho học sinh.
4 điểm. Phối hợp
một cách thành thục, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của môn học, ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hoá, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển kỹ năng tự học của học sinh.
Tiêu chí 12. Sử
dụng các phương tiện dạy học
1 điểm. Sử dụng được các phương tiện dạy học quy định trong chương trình môn học
(trong danh mục thiết bị dạy học môn học).
2 điểm. Biết lựa chọn
và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp
với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.
3 điểm. Sử dụng một cách thành thạo các phương
tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm
tăng hiệu quả dạy học.
4 điểm. Sử dụng một cách sáng tạo các phương
tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các
phương tiện hiện đại khác; biết cải tiến
phương tiện dạy học và sáng tạo những
phương tiện dạy học mới.
Tiêu chí 13.
Xây dựng môi trường học tập
1 điểm. Tạo được
bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh, khuyến khích học sinh mạnh dạn
tham gia các hoạt động học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên; đảm bảo điều
kiện học tập an toàn.
2 điểm. Biết
khuyến khích học sinh mạnh dạn, tự tin không chỉ trả lời các câu hỏi của
giáo viên mà còn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình; đảm bảo điều kiện
học tập an toàn.
3 điểm. Tạo được
bầu không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt
động học tập có sự hợp tác, cộng tác
với nhau; đảm bảo điều kiện học tập an toàn.
4 điểm. Luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống; tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức
các hoạt động để học sinh chủ động phối
hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp
học; đảm bảo điều kiện học tập an toàn.
Tiêu chí 14.
Quản lý hồ sơ dạy học
1 điểm. Xây dựng
được hồ sơ dạy học và bảo quản, phục vụ cho dạy học theo quy định.
2 điểm. Trong hồ sơ dạy học, các tài liệu, tư liệu được sắp xếp một cách khoa học và dễ dàng sử dụng.
3 điểm.
Hồ sơ dạy học được bảo quản tốt và thường xuyên được bổ sung tư liệu.
4 điểm. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học,
phục vụ tốt cho việc dạy học.
Tiêu chí 15.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1 điểm. Bước đầu
vận dụng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định.
2 điểm. Vận dụng
được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để xác định mục đích, nội dung
kiểm tra đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù
hợp.
3 điểm. Sử dụng
thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác,
toàn diện và công bằng; biết sử dụng
kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học.
4 điểm. Sử dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, biết
tự thiết kế công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo
tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng; biết sử dụng kết
quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.
Tiêu chí 16.
Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
1 điểm. Kế hoạch thể hiện được mục tiêu, các hoạt động
chính, tiến độ thực hiện.
2
điểm. Kế hoạch thể hiện
mục tiêu, các hoạt động chính phù hợp
với đối tượng giáo dục, tiến độ thực hiện khả thi.
3 điểm. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu; các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp
với từng đối tượng học sinh theo
hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở học sinh; tiến độ thực hiện khả thi.
4 điểm. Kế hoạch đảm
bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và
ngoài nhà trường.
Tiêu chí 17.
Giáo dục qua môn học
1 điểm. Khai thác
được nội dung bài học, liên hệ
với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.
2 điểm. Khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lí với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, đạo đức
cho học sinh.
3 điểm. Khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách sinh động, hợp lí với
thực tế cuộc sống gần gũi với học sinh để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ
cho học sinh.
4 điểm. Liên hệ một cách sinh động, hợp lí nội dung bài học với thực tế cuộc
sống ; biết khai thác nội dung môn học phục
vụ cho giáo dục các vấn đề về pháp luật, dân số, môi trường, an toàn giao
thông, v.v...
Tiêu chí 18.
Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
1 điểm. Thực hiện
được một số hoạt động giáo dục chủ yếu theo kế hoạch đã xây dựng.
2 điểm. Thực hiện
đầy đủ các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
3 điểm. Thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động giáo
dục theo kế hoạch đã xây dựng.
4 điểm. Thực hiện một cách linh hoạt, sáng
tạo các hoạt động giáo
dục, ứng xử kịp thời hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã
thiết kế.
Tiêu chí 19.
Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
1 điểm. Thực hiện
được một số hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã xây dựng.
2 điểm. Thực hiện
một cách đầy đủ các hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã xây
dựng.
3 điểm. Thực hiện
một cách linh hoạt các hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã
xây dựng.
4 điểm. Thực hiện
một cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, ứng xử
kịp thời, hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế.
Tiêu chí 20.
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
1 điểm. Vận dụng
được một số nguyên tắc, phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể.
2 điểm. Vận dụng
được các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống
sư phạm cụ thể phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục.
3 điểm. Vận dụng
hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình
huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, môi
trường giáo dục và có chuyển biến tích cực.
4 điểm. Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư
phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp đối tượng, môi trường giáo dục
và có chuyển biến tích cực; có kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt.
Tiêu chí 21.
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
1 điểm. Biết thực
hiện đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh theo quy định.
2 điểm. Thực hiện
được việc theo dõi, thu thập thông tin về từng học sinh làm cơ sở cho đánh
giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
3 điểm. Biết phối hợp các cách thu thập thông
tin về việc rèn luyện đạo đức của từng học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá một
cách khách quan, chính xác, công bằng kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và
có tác dụng thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên.
4 điểm. Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng
đồng và tổ chức Đoàn, Đội trong trường tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá
kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, đảm bảo tính khách quan công bằng,
chính xác và có tác dụng giáo dục học sinh.
Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học
sinh và cộng đồng
1 điểm. Thực hiện
được việc phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua hình thức hội nghị cha mẹ
học sinh, liên lạc với gia đình và thăm gia đình học sinh nhằm hỗ trợ và giám
sát việc học tập, rèn luyện của học sinh.
2 điểm. Phối hợp
với cha mẹ học sinh và với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa
phương nhằm hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh.
3 điểm. Có nhiều
phương pháp và hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh và với chính quyền,
tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học
tập, rèn luyện của học sinh.
4 điểm. Có
sáng tạo trong phương pháp và hình thức phối
hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh và chính quyền, tổ chức chính trị, xã
hội của địa phương trong hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học
sinh.
Tiêu chí 23.
Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
1 điểm. Thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ một thành
viên của một trong các tổ chức chính trị, xã hội ở nhà trường; có tiến hành
tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương nơi trường
đóng.
2 điểm. Tham gia
các hoạt động chính trị, xã hội do các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà
trường khởi xướng và do địa phương tổ chức.
3 điểm. Chủ động tham gia các phong trào do các
tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường khởi xướng và tích cực tham gia các
hoạt động xã hội do địa phương tổ chức.
4 điểm. Biết cách
vận động lôi cuốn đồng nghiệp và học sinh tham gia các hoạt động xã hội
trong trường; biết tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào việc phát triển
nhà trường, địa phương và xây dựng xã hội học tập.
Tiêu chí 24. Tự
đánh giá, tự học và tự rèn luyện
1 điểm. Cầu thị,
lắng nghe những nhận xét đánh giá của người khác; thực hiện đầy đủ yêu cầu đối với việc bồi dưỡng chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ theo quy định.
2 điểm. Biết rút kinh nghiệm trong công tác, tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó có kế hoạch và
thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện.
3 điểm. Biết phân tích, đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có kế
hoạch và phương pháp tự học, tự rèn luyện phù hợp với năng lực và điều kiện
của bản thân và thực hiện kế hoạch đạt
kết quả rõ rệt.
4 điểm. Thực
hiện đúng kế hoạch tự học, tự rèn luyện đã vạch ra, đem lại kết quả rõ rệt về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ; được tập thể thừa nhận là một tấm gương để học tập.
Tiêu chí 25.
Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
1 điểm. Nhận ra
được một số vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và cùng đồng nghiệp tìm cách giải quyết.
2 điểm. Đề xuất
được các giải pháp giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt
động nghề nghiệp.
3 điểm. Biết nghiên
cứu phát hiện một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp
và đề xuất được giải pháp giải quyết.
4 điểm. Biết hợp
tác với đồng nghiệp trong việc tổ chức nghiên cứu phát hiện và giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
Phụ
lục 2
NGUỒN MINH
CHỨNG CỦA CÁC TIÊU CHUẨN
Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 1
1. Hồ
sơ thi đua của nhà trường.
2. Hồ
sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.
3.
Biên bản góp ý cho giáo viên của tập thể lớp học sinh (nếu cần).
4. Biên
bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh (nếu có).
5.
Báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm (nếu có).
6. Nội
dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).
7.
Biên bản đánh giá của Hội đồng giáo dục (nếu có).
8.
Nhận xét của địa phương nơi cư trú (nếu có).
Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 2
1. Hồ
sơ khảo sát do giáo viên tiến hành.
2. Kết
quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra.
3. Nội
dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).
Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 3
1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
2. Các
loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý.
3.
Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn, của học sinh ...).
4. Hồ
sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.
5. Đề
kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học (nếu có).
6. Bài
kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
7. Báo
cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có).
8. Nội
dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).
Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 4
1. Bản
kế hoạch các hoạt động giáo dục được phân công.
2. Các
loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý.
3. Hồ
sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.
4. Sổ
biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với giáo viên chủ
nhiệm); sổ công tác Đoàn, sổ tay công tác của giáo viên (đối với giáo viên
không làm chủ nhiệm)...
5. Hồ
sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến, nếu có).
6.
Nhận xét của đại diện cha mẹ học sinh, học sinh, các tổ chức chính trị, xã hội,
đồng nghiệp... (nếu có).
7. Tư
liệu về một trường hợp giáo dục cá biệt thành công (nếu có).
Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 5
1. Hồ
sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.
2. Hồ
sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến, nếu có).
3. Ý
kiến xác nhận của lãnh đạo địa phương, đại diện cha mẹ học sinh.
4. Các
hình thức khen thưởng về thành tích tích hoạt động xã hội của giáo viên (nếu
có).
Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 6
1. Hồ
sơ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
2. Văn
bằng, chứng chỉ các lớp bồi dưỡng.
3.
Sáng kiến kinh nghiệm.
4. Hồ
sơ đánh giá giáo viên, nhân viên của nhà trường.
Phụ lục 3
UBND CẤP TỈNH ...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP
LOẠI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Năm học : . . . . . . . .
A. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG
1. Tổng số giáo viên được xếp loại
2. Tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên
Loại xuất sắc
|
Loại khá
|
Loại trung bình
|
Loại kém
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (1) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (1) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (1) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (1) (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn -
loại kém
Tiêu chuẩn
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (%)(1)
|
Tiêu
chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống có tiêu chí không được cho
điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 3: Năng lực dạy học có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt
động chính trị, xã hội có tiêu chí
không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát
triển nghề nghiệp có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
II. TỰ XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN
1.
Tổng số giáo viên tự xếp loại
2. Tổng hợp kết quả tự xếp loại của giáo
viên
Loại xuất sắc
|
Loại khá
|
Loại trung bình
|
Loại kém
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (2) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (2) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (2) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (2) (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn -
loại kém
Tiêu chuẩn
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
(%)(2)
|
Tiêu
chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống có tiêu chí không được cho
điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 3: Năng lực dạy học có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt
động chính trị, xã hội có tiêu chí
không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát
triển nghề nghiệp có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
B. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG
1. Tổng số giáo viên được xếp loại
2. Tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên
Loại xuất sắc
|
Loại khá
|
Loại trung bình
|
Loại kém
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (3) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (3) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (3) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (3) (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn -
loại kém
Tiêu chuẩn
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (3)(%)
|
Tiêu
chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống có tiêu chí không được cho
điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 3: Năng lực dạy học có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt
động chính trị, xã hội có tiêu chí
không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát
triển nghề nghiệp có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
II. TỰ XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN
1.
Tổng số giáo viên tự xếp loại
2. Tổng hợp kết quả tự xếp loại của giáo
viên
Loại xuất sắc
|
Loại khá
|
Loại trung bình
|
Loại kém
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (4) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (4) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (4) (%)
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (4) (%)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phân loại giáo viên chưa đạt Chuẩn -
loại kém
Tiêu chuẩn
|
Số lượng
|
Tỷ lệ (4)
(%)
|
Tiêu
chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống có tiêu chí không được cho
điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
Tiêu
chuẩn 3: Năng lực dạy học có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
có tiêu chí không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt
động chính trị, xã hội có tiêu chí
không được cho điểm
|
|
|
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát
triển nghề nghiệp có tiêu chí không
được cho điểm
|
|
|
Ghi chú:
(1) Tỷ lệ này so với tổng số giáo viên cùng cấp học đã được hiệu trưởng xếp
loại (đã thống kê ở điểm 1, phần I, mục A).
(2) Tỷ lệ này so với tổng số giáo viên cùng cấp học tự đánh giá, xếp loại (đã
thống kê ở điểm 1, phần II, mục A).
(3) Tỷ lệ này so với tổng số giáo viên cùng cấp học đã được hiệu trưởng xếp
loại (đã thống kê ở điểm 1, phần I, mục B).
(4) Tỷ lệ này so với tổng số giáo viên cùng cấp học tự đánh giá, xếp loại (đã
thống kê ở điểm 1, phần II, mục B).
Phụ lục 4
Sở/ Phòng GD-ĐT ...........................................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN,CỦA HIỆU TRƯỞNG
Trường: .......................................................... Năm học:
.....................................
Tổ chuyên môn: ....................................................................................................
Họ và tên giáo viên được đánh giá:
......................................................................
Môn học được phân công giảng dạy: ...................................................................
1. Đánh giá, xếp loại của tổ
chuyên môn:
(Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)
Các tiêu chuẩn và tiêu chí
|
Điểm
đạt được
|
Ghi
chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
* TC 1. Phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống của người giáo viên
|
|
|
|
|
|
+ tc 1. Phẩm chất chính trị
|
|
|
|
|
|
+ tc 2. Đạo đức nghề nghiệp
|
|
|
|
|
|
+ tc 3. Ứng xử với học sinh
|
|
|
|
|
|
+ tc 4. Ứng xử với đồng nghiệp
|
|
|
|
|
|
+ tc 5. Lối sống, tác phong
|
|
|
|
|
|
* TC 2. Năng lực tìm hiểu đối
tượng và môi trường giáo dục
|
|
|
|
|
|
+ tc 6. Tìm hiểu đối tượng giáo
dục
|
|
|
|
|
|
+ tc 7. Tìm hiểu môi trường giáo
dục
|
|
|
|
|
|
* TC 3. Năng lực dạy học
|
|
|
|
|
|
+ tc 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
|
|
|
|
|
|
+ tc 9. Bảo đảm kiến thức môn học
|
|
|
|
|
|
+ tc 10. Bảo đảm chương trình môn
học
|
|
|
|
|
|
+ tc 11. Vận dụng các phương pháp
dạy học
|
|
|
|
|
|
+ tc 12. Sử dụng các phương tiện
dạy học
|
|
|
|
|
|
+ tc 13. Xây dựng môi trường học
tập
|
|
|
|
|
|
+ tc 14. Quản lý hồ sơ dạy học
|
|
|
|
|
|
+ tc 15. Kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh
|
|
|
|
|
|
* TC 4. Năng lực giáo dục
|
|
|
|
|
|
+ tc 16. Xây dựng kế hoạch các
hoạt động giáo dục
|
|
|
|
|
|
+ tc 17. Giáo dục qua môn học
|
|
|
|
|
|
+ tc 18. Giáo dục qua các hoạt
động giáo dục
|
|
|
|
|
|
+ tc 19. Giáo dục qua các hoạt
động trong cộng đồng
|
|
|
|
|
|
+ tc 20. Vận dụng các nguyên tắc,
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
|
|
|
|
|
|
+ tc 21. Đánh giá kết quả rèn
luyện đạo đức của học sinh
|
|
|
|
|
|
* TC 5. Năng lực hoạt động chính
trị, xã hội
|
|
|
|
|
|
+ tc 22. Phối hợp với gia đình
học sinh và cộng đồng
|
|
|
|
|
|
+ tc 23. Tham gia các hoạt động
chính trị, xã hội
|
|
|
|
|
|
* TC 6. Năng lực phát triển nghề
nghiệp
|
|
|
|
|
|
+ tc 24. Tự đánh giá, tự học và
rèn luyện
|
|
|
|
|
|
+ tc 25. Phát hiện và giải quyết
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
|
|
|
|
|
|
- Số tiêu chí đạt mức tương ứng
|
|
|
|
|
|
- Tổng số điểm của mỗi mức
|
|
|
|
|
|
- Tổng số điểm:
- Xếp loại:
2. Đánh giá chung của tổ chuyên môn:
a)
Những điểm mạnh:
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
b)
Những điểm yếu:
- ...........................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
- .............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
c)
Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
d)
Ý kiến bảo lưu của giáo viên được đánh giá
-
............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
(Tổ trưởng chuyên môn đọc lại để toàn
tổ thông qua)
|
Ngày.... tháng...... năm ......
Tổ trưởng chuyên môn
(Ký và ghi họ, tên)
|
3. Xếp loại và ý kiến của hiệu trưởng
- .............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
- .............................................................................................................................
-
.............................................................................................................................
|
Ngày ...... tháng
...... năm ........
Hiệu trưởng
(ký và đóng dấu)
|